Home Tin tức Các hoạt động
Workshop Ba Vì 2020 - Sinh viên tham gia dự án nghiên cứu thực tế

By Bộ môn Kiến trúc dân dụng - 19/8/2020

Khảo sát, phát hiện giá trị kiến trúc, cảnh quan toàn bộ khu vực đỉnh Ba Vì từ cote 600 trở lên.
Chương trình được phối hợp tổ chức giữa: Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Công ty TNHH Phát triển Công nghệ, Chủ đầu tư dự án Melia Bavi Mountain Retreat & Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng.

Tham dự chương trình là cơ hội để các bạn sinh viên Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng trở thành các chuyên viên của dự án nghiên cứu thực tế, được làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học &  KTS nhiều kinh nghiệm. Được trải nghiệm thực địa, không gian cảnh quan, các công trình phế tích đây bí ẩn, hấp dẫn, luôn tạo ra khao khát khám phá đối với bất kỳ ai đên với đỉnh Ba Vì.
---------------------------------------
Đỉnh thiêng Ba Vì, ngọn núi Tổ, Núi của Thánh Tản Viên – đứng đầu tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. Chiếm một vị trí quan trọng về mặt địa lý,  án ngữ giữa một vùng đồng bằng rộng lớn phía Tây Bắc, Thủ đô Hà Nội, là nơi có điều kiện khí hậu và địa hình, thảm thực vật hết sức đặc trưng, đa dạng. 

Không được tập trung đầu tư và phát triển mạnh từ giai đoạn đầu thế kỷ 20 như Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo, thực dân Pháp khá cân nhắc khi đặt những những viên gạch đầu tiên lên  Ba Vì. Dự án quy hoạch Ba Vì trước 1945 của người Pháp gặp rất nhiều khó khăn, về tài chính, nhân lực, vật tư và đặc biệt những thay đổi lớn về thể chế chính trị để biến đỉnh Ba Vì thành khu nghỉ dưỡng cao cấp có quy mô lớn cho quan chức thuộc địa và sỹ quan quân đội. Theo bản đồ quy hoạch, các công trình công dự kiến xây dựng gồm: Trường Thanh niên (Camp de Jeunesse) chạy từ độ cao 650m lên đến 850m, Một trại nghỉ hè ở cốt 600 dành cho trẻ em, Khu biệt thự nghỉ dưỡng tại cote 700 &1000m, Khu nhà dành làm văn phòng của Cơ quan Bưu điện, Cảnh sát, Y tế và nhà thờ ... ở độ cao 1000-1140m, Nhà tù chính trị cote 1000m..... Trên thực tế phần lớn các công trình trong Quy hoạch đều không thực hiện được đầy đủ, hoặc bắt buộc phải thay đổi mục đích sử dụng khi vận hành.
Cách mạng tháng 8 nổ ra, Pháp biến Ba Vì trở thành cứ điểm (cote 600) quan trọng kiểm soát các đầu mối giao thông đường thủy, ngăn đà tiến công của bộ đội Việt Minh phía Tây Bắc….. Chiến tranh & phòng trào "Tiêu Thổ khánh chiến" sau đó để lại hàng trăm phế tích, nằm sâu trong rừng quốc gia Ba Vì cho đến ngày nay….. ….
Trải qua bao biến cố, mang trong mình nhiều vết thương,  nhiều công trình phế tích, Ba Vì luôn là câu hỏi lớn của các nhà nghiên cứu về văn hóa & lịch sử, kiến trúc & cảnh quan. Rất đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào, để xâu chuỗi , phát hiện và đánh giá , đánh thức tiềm năng của núi thiêng Ba Vì……

---------------------------------------

Workshop là chương trình khởi đầu (Giai đoạn 1), để lấy các dữ liệu đầu vào, phục vụ cho giai đoạn 2 của dự án. Các bạn sinh viên sử dụng các công cụ về trực họa, chụp ảnh, mô hình hóa 3D để diễn đạt nội dung khảo sát. Xâu chuỗi các nguồn dữ liệu để nêu bất các giá trị kiến trúc, cảnh quan,….hiện có,  phát hiện nguyên gốc cũng như các đề xuất cải tạo. Đây là một trải nghiệm thú vị, một nhiệm vụ tiên phong và đầy khó khăn, đánh thức tiềm năng của một di sản thiên nhiên, trên các giá trị lịch sử sẵn có với trách nhiệm của người làm nghề đã kích thích sự nhiệt tâm của các bạn sinh viên tham gia dự án.
Kết quả của dự án sẽ được công bố tại Hội thảo vào tháng 9, do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức.

Một số hình ảnh hoạt động:

Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, Trường ĐHXD





Các đối tác

Kết nối