Cuộc thi Thiết kế nhà vệ sinh Công cộng 2017: Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái
By Bộ môn Kiến trúc dân dụng - 14/6/2017
Nhằm hiện thực hóa khuyến
nghị chính sách về “nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh tại các điểm công cộng”,
tổ chức ActionAid Việt Nam hợp tác cùng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa
Kiến trúc & Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội phát động
cuộc thi “Thiết kế nhà vệ sinh công cộng 2017”.
Mục tiêu
- Tìm kiếm các ý tưởng, mô hình thiết kế
nhà vệ sinh tại các địa điểm công cộng, hướng đến sự an toàn và thân
thiện, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em gái;
- Góp phần cải thiện điều kiện tiếp cận
vệ sinh công cộng cho các cộng đồng yếu thế, bất lợi về kinh tế, các khu
vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hướng đến sự chuyển giao cho các
cộng đồng tự cải thiện bằng các nguồn lực tại chỗ;
- Thiết lập một kênh thông tin về dịch vụ
công đạt tiêu chuẩn an toàn và nhạy cảm giới cho các đơn vị cung cấp
dịch vụ; góp phần từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ này;
- Giới thiệu và quảng bá thông điệp truyền thông với chủ đề “Hành động vì sự thay đổi” hay “Ngăn chặn bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại nơi công cộng”
tới đông đảo người dân thông qua những nhà thiết kế của tương lai, đồng
thời cũng là thế hệ trẻ của đất nước suy nghĩ về những vấn đề xã hội.
Đối tượng tham gia
- Sinh viên các ngành kiến trúc và thiết kế của các cơ sở giáo dục đào tạo về thiết kế (có chứng nhận của đơn vị đào tạo);
- Tham dự với tư cách cá nhân hoặc nhóm đối đa 5 người.
Đơn vị tổ chức
- ActionAid Quốc tế tại Việt Nam – gọi
tắt là AAV – đồng tổ chức, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, điều phối hành
chính – cùng các đối tác của AAV (Quỹ hỗ trợ Chương trình, dự án An sinh
xã hội Việt Nam – AVF);
- Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến
trúc & Quy hoạch,Trường Đại học Xây dựng Hà Nội – gọi tắt là BMKTDD –
ĐHXD – đồng tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, hỗ trợ tài
chính, điều phối kỹ thuật – cùng các đối tác của BMKTDD-ĐHXD (Vườn ươm
tài năng TALINPA, Quỹ Đào tạo Kiến trúc sư FAT, Chi hội Kiến trúc sư Đại
học Xây dựng).
Nội dung
Thể loại công trình thiết kế: Mô hình nhà vệ sinh công cộng với thiết
kế phù hợp tiêu chuẩn và đáp ứng các quy đinh về: Vệ sinh; thuận
tiện/dễ tiếp cận và riêng tư, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu về vệ sinh cá
nhân của đông đảo người dân tại các địa điểm công cộng; đặc biệt tập
trung khai thác các yếu tố sáng tạo đảm bảo tính thân thiện và an toàn
với phụ nữ và trẻ em gái.
Địa điểm thiết kế
Tại các địa điểm an toàn đặt trong một trong các bối cảnh sau:
- Các nhà vệ sinh hoàn chỉnh, cố định, gắn liền với một không gian mở
công cộng/cộng đồng, ví dụ như công viên, các khu vui chơi giải trí,
vườn hoa, trên các tuyến phố, điểm chờ gần bến xe buýt…;
- Các nhà vệ sinh hoàn chỉnh, cố định tại các trường học, đặc biệt là
trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn chưa có điều kiện xây dựng các nhà vệ sinh tiêu chuẩn;
- Các nhà vệ sinh hoàn chỉnh, di động phục vụ các hoạt động cộng đồng
mang tính thời vụ: lễ hội, hội chợ triển lãm, sự kiện cộng đồng… Địa
điểm có thể được lựa chọn gắn với công trình, địa danh cụ thể.
Tuy nhiên, khuyến khích các địa điểm mang tính tiêu biểu, điển hình để có thể chuyển giao kết quả, áp dụng xây dựng rộng rãi.
Các tiêu chí cơ bản
Thiết kế phải đáp ứng đồng thời và toàn diện nhất có thể được:
- An toàn và riêng tư, đặc biệt giúp ngăn ngừa bạo lực và quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái;
- Vệ sinh với người sử dụng, tránh ô nhiễm cho môi trường xung quanh;
- Đáp ứng đa dạng nhu cầu giới và các đối tượng đặc thù của xã hội như trẻ em, người tàn tật, người già…;
- Tiện nghi;
- Kiên cố, có thể ngăn ngừa sự xâm phạm/phá hoại;
- Chi phí hợp lý để có thể nhân rộng mô hình;
- Thiết kế linh hoạt, dễ thi công lắp đặt, có thể chuyển giao cho các cộng đồng dân cư tự thực hiện;
- Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, có tính tương tác cao,
hạn chế các vật liệu, thiết bị công nghệ cao, đòi hỏi trình độ khi xây
dựng, vận hành và khai thác công trình;
- Hòa hợp với môi trường và cảnh quan xung quanh;
- Đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố thẩm mỹ và công năng;
Sản phẩm dự thi
Mỗi thiết kế thể hiện hoàn chỉnh và trọn
vẹn trong 01 hoặc nhiều tờ in khổ 75cmx75cm (người dự thi bắt buộc phải
tôn trọng layout thể hiện – file photoshop, pdf và font chữ liên quan
sẽ được cung cấp bởi Ban tổ chức).
Nội dung thể hiện bao gồm các hình chiếu
kỹ thuật, phối cảnh, nội thất, các chi tiết đặc thù, thuyết minh, thông
tin về các cá nhân thuộc nhóm dự thi (dưới dạng ảnh chân dung).
01 đĩa CD chứa tất cả các file bản vẽ,
định dạng JPG, độ phân giải 300 dpi (nếu người dự thi thể hiện thủ công,
cần scanner lại bản vẽ);
Phiếu thông tin đăng ký dự thi (theo mẫu
của Ban tổ chức, có các thông tin cơ bản như họ tên, lớp, mã số sinh
viên, trường của các sinh viên dự thi).
Nộp bài thi
Bài thi được nộp đồng thời theo 2 cách:
- Các sản phẩm dự thi bằng hiện vật được
gửi bảo đảm bằng đường bưu điện về địa chỉ (thời điểm đóng dấu bưu điện
sẽ là căn cứ xem xét việc đúng hạn hay không của việc nộp bài): Văn
phòng Bộ môn Kiến trúc Dân dụng Phòng 402, nhà A1, Trường Đại học Xây
dựng Số 55 đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội Số ĐT liên
hệ: 04 3869 7047 Email: bm.ktdd@nuce.edu.vn
- Bài dự thi và Phiếu thông tin gửi email về địa chỉ
Sangtaokhonggian.ktdd@gmail.com Sau khi nhận được đầy đủ bài thi gửi
theo 2 cách nói trên, Ban tổ chức sẽ có thông báo khẳng định về việc đã
nhận bài. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về việc thất lạc bài thi do
bên vận chuyển (bưu điện).
Cơ cấu giải thưởng
- 01 giải Nhất 25.000.000 VNĐ/giải;
- 01 giải Nhì 15.000.000 VNĐ/giải;
- 02 giải Ba 10.000.000 VNĐ/giải
- 05 giải Khuyến khích 5.000.000 NNĐ/giải
Tất cả bài dự thi sẽ được nhận giấy
chứng nhận (tham gia/đạt giải) Các giải thưởng phát sinh Ban tổ chức,
Ban giám khảo dựa trên chất lượng bài dự thi cũng như các khoản tài trợ
để có thể bổ sung thêm một số giải mà không cần báo trước.
Xem thêm thể lệ chi tiết của cuộc thi: