Home Giới thiệu bộ môn
Lịch sử bộ môn Kiến trúc dân dụng
By Bộ môn Kiến trúc dân dụng -

Tháng 10 năm 1959 bộ môn Kiến trúc đã được thành lập cùng các bộ môn Kết Cấu, Cầu đường v.v…để hình thành bộ khung của khoa xây dựng trường ĐH Bách khoa.

Bộ môn Kiến trúc khi ấy bao gồm: Kiến trúc dân dụng, Kiến Trúc công nghiệp, Quy hoạch, Vật lý Kiến trúc và một số môn kỹ thuật khác, được xem như tiền thân của khoa Kiến trúc sau này.

Năm 1966 trường ĐH Xây Dựng được tách ra từ trường ĐH Bách Khoa và tới năm 1968 khoa Kiến Trúc được ra đời với các bộ môn: Kiến trúc Dân dụng, Cơ sở Nghệ thuật, Kiến trúc Công nghiệp, Quy hoạch, Vật lý kiến trúc.

Bộ môn Kiến trúc Dân Dụng đảm nhiệm một khối lương lớn các môn như: Cơ sở kiến trúc, Lý thuyết sáng tác kiến trúc, Nguyên lý thiết kế nhà ở, Nguyên lý thiết kế nhà công cộng, Cấu tạo kiến trúc, Cơ sở tạo hình kiến trúc, Lịch sử đô thị, các chuyên đề cùng hệ thống đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp cho khoá Kiến trúc. Bên cạnh đó bộ môn còn đảm nhiệm giảng dạy cho khoa Xây Dựng, giảng dạy tại chức và đào tạo cao học, nghiên cứu sinh.

 

05 THÀNH VIÊN ĐẦU TIÊN CỦA BỘ MÔN

– Nhà giáo nhân dân Nguyễn Sanh Dạn, người tổ trưởng đầu tiên và sau này là hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng ( từ 1966 tới 1976)- Nhà giáo nhân dân, GS

– TSKH Phạm Ngọc Đăng (hiệu trưởng trường ĐH Xây Dựng từ  1980 tới 1990 ).

–  Nhà giáo ưu tú PGS. TS.  Hoàng Huy Thắng, nguyên trưởng khoa kiến trúc, nguyên hiệu trưởng trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

– Nhà giáo ưu tú. GS. TS. Nguyễn Đức Thiềm

– PGS Lê Kiều

 

Những thầy cô đã gắn bó chặt chẽ với bộ môn từ những ngày đầu như: thầy Trương Quang Thao, thầy Trần Ngọc Chấn, thầy Trương Tùng, thầy Nguyễn Kim Luyện, thầy Nguyễn Đăng Hương, thầy Đặng Văn Út v.v… Các thầy là những sinh viên xuất sắc của khoá 1 trường ĐH Bách Khoa, hoặc của các trường ĐH ở Liên Xô, Trung Quốc hội tụ về.

Năm 1962 bộ môn được bổ sung một lớp giảng viên trẻ như nhà giáo ưu tú GS – TS Ngô Thế Thi,  PGS- TS Lâm Quang Cường , PGS Đặng Thái Hoàng, PGS – TS Phạm Đức Nguyên , các Kiến trúc sư  Đinh Ngọc Vịnh, Phan Tấn Hài, Trương Tử Thành, Trần Văn Huyền…

Một số giáo trình đã được biên soạn bởi các thầy đó là: Nguyên lý thiết kế nhà ở, Nhà công cộng, Cấu tạo kiến trúc, Nhà công nghiệp, Giáo trinh Vật lý Kiến Trúc, Kiến trúc nhiệt đơí.

Rất nhiều công trình đã được thiết kế, tiêu biểu là: Nhà ăn 1-5, Ký túc xá Sinh viên ĐH Bách Khoa, Nhà tập trường múa VN, Nhà máy cơ khí Hà Bắc, Nhà máy cơ khí Mai Động… Đặc biệt là công trình nghiên cứu nhà lắp ghép tấm lớn đầu tiên ở miền bắc của thầy Trương Tùng, đã đóng góp lớn cho Hà Nội trong việc giải quyết nhà ở và hình thành các khu nhà ở tập thể lắp ghép đầu tiên của Hà Nội như Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ…

Qua năm tháng bộ môn đã lớn mạnh về chất và lượng, nhiều cán bộ đã về hưu hay chuyển công tác, song bộ môn tới nay vẫn còn một lực lượng lớn. Tới nay (2010) bao gồm 25 cán bộ, trong đó có 1 GS, 1 PGS, 3 TS, 20 thạc sĩ, 6 NCS. Các lớp cán bộ trong bộ môn được đào tạo ở nhiều nước khác nhau như Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp, Italia, Nhật, Canada, Mỹ…


Xem thêm:
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
65 NĂM NHỮNG LẦN SINH NHẬT ĐÁNG NHỚ
65 NĂM - NHỮNG DẤU MỐC ĐÁNG NHỚ

Các đối tác

Kết nối