Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của nhóm cán bộ nghiên cứu và cao học viên Canada tại Hà Nội trong hai tháng 05 và 06 năm 2017, sáng thứ ba ngày 06/06/2017, Bộ môn Kiến trúc Dân dụng đã tổ chức một buổi tọa đàm – trao đổi vấn đề nghiên cứu mà hai bên Việt Nam – Canada cùng quan tâm. Đó là sự hình thành và phát triển các Khu Đô thị Mới (KĐTM) tại Hà Nội. Về phía Canada có PGS. TS Michael Leaf đến từ Bộ môn Quy hoạch Vùng và Cộng đồng thuộc Đại học British Columbia (Canada), PGS. TS Danielle Labbé, cùng hai cao học viên Francis Labelle-Giroux và Frédéric Morin-Gagnon đến từ Bộ môn Quy hoạch Đô thị thuộc Đại học Tổng hợp Montréal. Ngoài ra, phía đối tác còn có GS Gabriel Fauveaud - giảng viên thỉnh giảng người Pháp hiện công tác tại Bộ môn Địa lý cũng thuộc Đại học Tổng hợp Montréal. Nhóm nghiên cứu Việt Nam gồm có 5 thành viên chủ chốt là các giảng viên thuộc 3 Bộ môn: Kiến trúc Dân dụng (ThS. KTS Doãn Thế Trung, TS. KTS Trần Minh Tùng, TS. KTS Nguyễn Quang Minh), Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc (ThS. KTS Nguyễn Mạnh Trí), Kiến trúc và Công nghệ (TS. KTS Tạ Quỳnh Hoa) và 4 sinh viên (Tạ Thúy Hồng, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Nguyễn Việt Dũng và Phạm Hữu Khánh). ThS. KTS Nguyễn Thanh Tú là giảng viên Bộ môn Quy hoạch Vùng và Đô thị mới bắt đầu làm nghiên cứu sinh với đề tài phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững và quan tâm đến đề tài nghiên cứu của nhóm nên cũng tham dự.
KĐTM tại Hà Nội đã có một quá trình phát triển gần 20 năm, với khu đô thị bán đảo Hồ Linh Đàm được khởi công năm 1997 và đưa vào sử dụng năm 2001 là dự án đi tiên phong. Cho đến nay, nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Danielle Labbé đã thống kê được khoảng 240 KĐTM tại Hà Nội, phân bố rải rác trên hầu khắp các quận huyện trong đó đặc biệt tập trung ở khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố. Các dự án này rất khác nhau về quy mô: từ nhỏ (2 - 3 ha) đến rất lớn (trên 200 ha), về hình thức đầu tư - thực hiện và mức độ hoàn thành (lấp đầy). Những KĐTM này đã đáp ứng nhu cầu nhà ở của một bộ phận cư dân đô thị, một vài khu trong số đó được đánh giá là tương đối thành công về mặt quy hoạch, xây dựng và quản lý. Phần còn lại - đại đa số KĐTM - theo thời gian đã bộc lộ nhiều bất cập, chẳng hạn như hạ tầng đô thị không đồng bộ, quy hoạch sử dụng đất bất hợp lý, mật độ xây dựng cao quá mức, chất lượng thiết kế nhà ở và công trình công cộng thấp, thiếu các dịch vụ và tiện ích tối thiểu, môi trường bị ô nhiễm, cảnh quan đô thị lộn xộn cùng một loạt vấn đề xã hội như lối sống chưa văn minh, mối liên hệ cộng đồng lỏng lẻo, tình trạng lấn chiếm không gian công cộng diễn ra phổ biến, an ninh trật tự không đảm bảo, tệ nạn xã hội gia tăng.
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn KĐTM Văn Quán là trường hợp nghiên cứu. Đây là một dự án KĐTM có quy mô trung bình (62 ha với 14.000 cư dân), đã được đưa vào sử dụng được 10 năm, là dự án tạo động lực phát triển cho quận Hà Đông. Điểm đặc biệt là KĐTM Văn Quán tiếp giáp với 4 làng Triều Khúc, Yên Xá, Yên Phúc và Văn Quán, do đó những mối tương tác hai chiều đô thị - làng và làng - đô thị nảy sinh và không ngừng diễn biến trong suốt 10 năm qua, trở nên rất sinh động, đa dạng và rõ nét, tạo ra những biến đổi tương đối phức tạp, thu hút sự quan tâm của nhóm nghiên cứu Việt Nam - Canada.
Nhóm giảng viên và sinh viên Đại học Xây dựng đã giới thiệu những thông tin cơ bản về KĐTM Văn Quán và các làng lân cận, chỉ rõ sự biến đổi về cấu trúc của khu vực nghiên cứu qua một số mốc thời gian: 2002, 2005, 2010, 2013 và 2016 được thể hiện trên không ảnh. Năm đại diện của 5 tốp (gồm 1 tốp khảo sát KĐTM Văn Quán và 4 tốp khảo sát 4 làng lân cận) lần lượt trình bày sự phát triển của khu vực mà mình phụ trách, hướng sự tập trung vào vùng giáp ranh trên các khía cạnh sự kết nối giao thông đói ngoại - đối nội, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, cấu trúc không gian, công trình và không gian công cộng, hạ tầng xã hội, ... Ngoài ra, lịch sử và văn hóa cũng như nghề và lễ hội truyền thống của các làng cũng được đề cập đến, bên cạnh những vấn đề “nóng” mà quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã đem lại. Qua mỗi trường hợp, những điểm chung giữa các khu vực đã được tổng hợp và những nét riêng của từng khu vực được làm nổi bật và đem so sánh với nhau. Dựa trên những kết quả khảo sát ban đầu, một số kết luận đã được rút ra, bao gồm quy hoạch của KĐTM Văn Quán đã được điều chỉnh trong thực tế với một vài giả thuyết lý giải cho sự điều chỉnh đó, ảnh hưởng của KĐTM lên làng xóm dường như yếu hơn so với ảnh hưởng theo chiều ngược lại, có sự phân hóa tương đối rõ về loại hình dịch vụ trong từng khu vực (KĐTM và làng), KĐTM chưa đóng vai trò kết nối các làng với nhau, thậm chí còn góp phần tạo ra sự cách biệt rõ hơn trước, giữa làng và KĐTM có rất ít kết nối, ít hơn nhiều so với dự định, tại một số nơi mức độ đô thị hóa có thể coi là bão hòa và thể hiện ở mật độ xây dựng rất cao đến mức khó có thể xây chen, cuộc sống hiện đại có nhiều biến chuyển theo hướng đóng khung khép kín nên mối liên hệ xã hội trở nên lỏng lẻo hơn trước, nhưng những công trình lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng còn lại ở mỗi nơi vẫn còn phát huy vai trò kết nối cộng đồng ở một mức độ nhất định.
Trong quá trình nhóm nghiên cứu của Đại học Xây dựng thuyết trình, các giảng viên và cao học viên Canada nêu một vài câu hỏi và tất cả những người tham dự lần lượt có cơ hội phát biểu cũng như trao đổi qua lại nhằm làm rõ thêm một số khía cạnh của KĐTM. PGS. TS Michael Leaf trình bày tổng quan một số nghiên cứu cá nhân về KĐTM và sự chuyển biến của các làng xóm lân cận dưới tác động của quá trình hình thành cũng như vận hành của KĐTM sau nhiều năm nghiên cứu ở Việt Nam. GS. Gabriel Fauveaud xem xét KĐTM dưới góc độ kinh tế học trong khi đó hai cao học viên Francis Labelle-Giroux và Frédéric Morin-Gagnon lần lượt tiếp cận KĐTM trên phương diện biến đổi về mặt môi trường (ngập lụt) và một số đặc trưng về mặt xã hội (sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi đất đai bị thu hồi và mối liên hệ cộng đồng với các dạng thức và cấp độ khác nhau).
PGS. TS Danielle Labbé tổng kết buổi làm việc, tóm tắt một số vấn đề quan trọng và dự kiến những công việc sắp triển khai, trong đó có điều tra xã hội học được tiến hành với các cộng đồng cư dân địa phương để thu thập thông tin và chuyển hóa thành những dữ liệu phục vụ nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của nhóm cán bộ nghiên cứu và cao học viên Canada tại Hà Nội trong hai tháng 05 và 06 năm 2017, sáng thứ ba ngày 06/06/2017, Bộ môn Kiến trúc Dân dụng đã tổ chức một buổi tọa đàm – trao đổi vấn đề nghiên cứu mà hai bên Việt Nam – Canada cùng quan tâm. Đó là sự hình thành và phát triển các Khu Đô thị Mới (KĐTM) tại Hà Nội. Về phía Canada có PGS. TS Michael Leaf đến từ Bộ môn Quy hoạch Vùng và Cộng đồng thuộc Đại học British Columbia (Canada), PGS. TS Danielle Labbé, cùng hai cao học viên Francis Labelle-Giroux và Frédéric Morin-Gagnon đến từ Bộ môn Quy hoạch Đô thị thuộc Đại học Tổng hợp Montréal. Ngoài ra, phía đối tác còn có GS Gabriel Fauveaud - giảng viên thỉnh giảng người Pháp hiện công tác tại Bộ môn Địa lý cũng thuộc Đại học Tổng hợp Montréal. Nhóm nghiên cứu Việt Nam gồm có 5 thành viên chủ chốt là các giảng viên thuộc 3 Bộ môn: Kiến trúc Dân dụng (ThS. KTS Doãn Thế Trung, TS. KTS Trần Minh Tùng, TS. KTS Nguyễn Quang Minh), Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc (ThS. KTS Nguyễn Mạnh Trí), Kiến trúc và Công nghệ (TS. KTS Tạ Quỳnh Hoa) và 4 sinh viên (Tạ Thúy Hồng, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Nguyễn Việt Dũng và Phạm Hữu Khánh). ThS. KTS Nguyễn Thanh Tú là giảng viên Bộ môn Quy hoạch Vùng và Đô thị mới bắt đầu làm nghiên cứu sinh với đề tài phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững và quan tâm đến đề tài nghiên cứu của nhóm nên cũng tham dự.
KĐTM tại Hà Nội đã có một quá trình phát triển gần 20 năm, với khu đô thị bán đảo Hồ Linh Đàm được khởi công năm 1997 và đưa vào sử dụng năm 2001 là dự án đi tiên phong. Cho đến nay, nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Danielle Labbé đã thống kê được khoảng 240 KĐTM tại Hà Nội, phân bố rải rác trên hầu khắp các quận huyện trong đó đặc biệt tập trung ở khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố. Các dự án này rất khác nhau về quy mô: từ nhỏ (2 - 3 ha) đến rất lớn (trên 200 ha), về hình thức đầu tư - thực hiện và mức độ hoàn thành (lấp đầy). Những KĐTM này đã đáp ứng nhu cầu nhà ở của một bộ phận cư dân đô thị, một vài khu trong số đó được đánh giá là tương đối thành công về mặt quy hoạch, xây dựng và quản lý. Phần còn lại - đại đa số KĐTM - theo thời gian đã bộc lộ nhiều bất cập, chẳng hạn như hạ tầng đô thị không đồng bộ, quy hoạch sử dụng đất bất hợp lý, mật độ xây dựng cao quá mức, chất lượng thiết kế nhà ở và công trình công cộng thấp, thiếu các dịch vụ và tiện ích tối thiểu, môi trường bị ô nhiễm, cảnh quan đô thị lộn xộn cùng một loạt vấn đề xã hội như lối sống chưa văn minh, mối liên hệ cộng đồng lỏng lẻo, tình trạng lấn chiếm không gian công cộng diễn ra phổ biến, an ninh trật tự không đảm bảo, tệ nạn xã hội gia tăng.
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn KĐTM Văn Quán là trường hợp nghiên cứu. Đây là một dự án KĐTM có quy mô trung bình (62 ha với 14.000 cư dân), đã được đưa vào sử dụng được 10 năm, là dự án tạo động lực phát triển cho quận Hà Đông. Điểm đặc biệt là KĐTM Văn Quán tiếp giáp với 4 làng Triều Khúc, Yên Xá, Yên Phúc và Văn Quán, do đó những mối tương tác hai chiều đô thị - làng và làng - đô thị nảy sinh và không ngừng diễn biến trong suốt 10 năm qua, trở nên rất sinh động, đa dạng và rõ nét, tạo ra những biến đổi tương đối phức tạp, thu hút sự quan tâm của nhóm nghiên cứu Việt Nam - Canada.
Nhóm giảng viên và sinh viên Đại học Xây dựng đã giới thiệu những thông tin cơ bản về KĐTM Văn Quán và các làng lân cận, chỉ rõ sự biến đổi về cấu trúc của khu vực nghiên cứu qua một số mốc thời gian: 2002, 2005, 2010, 2013 và 2016 được thể hiện trên không ảnh. Năm đại diện của 5 tốp (gồm 1 tốp khảo sát KĐTM Văn Quán và 4 tốp khảo sát 4 làng lân cận) lần lượt trình bày sự phát triển của khu vực mà mình phụ trách, hướng sự tập trung vào vùng giáp ranh trên các khía cạnh sự kết nối giao thông đói ngoại - đối nội, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, cấu trúc không gian, công trình và không gian công cộng, hạ tầng xã hội, ... Ngoài ra, lịch sử và văn hóa cũng như nghề và lễ hội truyền thống của các làng cũng được đề cập đến, bên cạnh những vấn đề “nóng” mà quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã đem lại. Qua mỗi trường hợp, những điểm chung giữa các khu vực đã được tổng hợp và những nét riêng của từng khu vực được làm nổi bật và đem so sánh với nhau. Dựa trên những kết quả khảo sát ban đầu, một số kết luận đã được rút ra, bao gồm quy hoạch của KĐTM Văn Quán đã được điều chỉnh trong thực tế với một vài giả thuyết lý giải cho sự điều chỉnh đó, ảnh hưởng của KĐTM lên làng xóm dường như yếu hơn so với ảnh hưởng theo chiều ngược lại, có sự phân hóa tương đối rõ về loại hình dịch vụ trong từng khu vực (KĐTM và làng), KĐTM chưa đóng vai trò kết nối các làng với nhau, thậm chí còn góp phần tạo ra sự cách biệt rõ hơn trước, giữa làng và KĐTM có rất ít kết nối, ít hơn nhiều so với dự định, tại một số nơi mức độ đô thị hóa có thể coi là bão hòa và thể hiện ở mật độ xây dựng rất cao đến mức khó có thể xây chen, cuộc sống hiện đại có nhiều biến chuyển theo hướng đóng khung khép kín nên mối liên hệ xã hội trở nên lỏng lẻo hơn trước, nhưng những công trình lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng còn lại ở mỗi nơi vẫn còn phát huy vai trò kết nối cộng đồng ở một mức độ nhất định.
Trong quá trình nhóm nghiên cứu của Đại học Xây dựng thuyết trình, các giảng viên và cao học viên Canada nêu một vài câu hỏi và tất cả những người tham dự lần lượt có cơ hội phát biểu cũng như trao đổi qua lại nhằm làm rõ thêm một số khía cạnh của KĐTM. PGS. TS Michael Leaf trình bày tổng quan một số nghiên cứu cá nhân về KĐTM và sự chuyển biến của các làng xóm lân cận dưới tác động của quá trình hình thành cũng như vận hành của KĐTM sau nhiều năm nghiên cứu ở Việt Nam. GS. Gabriel Fauveaud xem xét KĐTM dưới góc độ kinh tế học trong khi đó hai cao học viên Francis Labelle-Giroux và Frédéric Morin-Gagnon lần lượt tiếp cận KĐTM trên phương diện biến đổi về mặt môi trường (ngập lụt) và một số đặc trưng về mặt xã hội (sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi đất đai bị thu hồi và mối liên hệ cộng đồng với các dạng thức và cấp độ khác nhau).
PGS. TS Danielle Labbé tổng kết buổi làm việc, tóm tắt một số vấn đề quan trọng và dự kiến những công việc sắp triển khai, trong đó có điều tra xã hội học được tiến hành với các cộng đồng cư dân địa phương để thu thập thông tin và chuyển hóa thành những dữ liệu phục vụ nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.
...
Những KĐTM được cấy ghép vào thành phố đã mang đến những cơ hội kèm theo những thách thức trong các vấn đề xử lý và tổ chức các không gian cũng sự sự khớp nối các không gian mới-cũ khác nhau
Đối với những KĐTM ven đô, những ngôi làng xung quanh trở thành những yếu tố chịu ảnh hưởng trực tiếp, kéo theo những biến đổi cả về mặt vật lý (xuất hiện những không gian kết nối, mở rộng) lẫn phi vật lý (thay đổi lối sống, cách thức sinh hoạt, ngành nghề và thu nhập)
Việc xử lý các không gian vùng giáp ranh giữa KĐTM và các làng xóm, khu dân cư hiện hữu xung quanh đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong những chính sách phát triển đô thị nhằm tạo ra một tổng thể không gian hài hòa
Những không gian nông nghiệp quanh các làng đang dần được thay thế bởi các dự án KĐTM, các dự án nhà ở đô thị dẫn đến những thay đổi trong ngành nghề truyền thống của các làng này, từ sản xuất chuyển dần sang dịch vụ
Liệu những KĐTM có phải là những động lực tốt để các làng xã xung quanh thay đổi để tồn tại và phát triển trong một giai đoạn mới khi mà mô hình này được xem xét, nghiên cứu sau một thời gian dài thử nghiệm để hướng đến một sự phát triển tổng thể bền vững
Bài: TS.KTS Nguyễn Quang Minh
Ảnh: TS.KTS Trần Minh Tùng