Home Hoạt động Thông tin chuyên môn
Workshop quốc tế – Những thách thức trong cư trú tại các làng vùng Nunavik (Québec – Canada)
By Bộ môn Kiến trúc dân dụng - 23/12/2015

NỘI DUNG:

Thông qua việc “dịch chuyển” (tại chỗ), tìm hiểu và hình dung những vấn đề làng xã ở Nunavik (Québec, Canada) được chuyển tải bởi những thông tin và sự hướng dẫn của cả GV Canada và Việt Nam, SV sẽ có một tiếp cận liên văn hoá về cư trú trong việc so sánh, nhìn nhận những vấn đề của nước ngoài dưới con mắt một người Việt Nam để đưa ra các giải pháp kiến trúc cho một khu vực nghiên cứu bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
 
MỤC ĐÍCH:
(1) Hiểu sự tương tác, ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá đặc trưng cho quan hệ giữa cộng đồng, môi trường xây dựng và lãnh thổ vùng đất cư trú;
(2) Biết chú ý những đặc trưng lịch sử, kinh tế, chính trị và xã hội trong quá trình tạo nên một dự án kiến trúc;
(3) Hiểu được trách nhiệm của một KTS trước các giá trị và nguyện vọng đặc thù của dân cư mà ta sẽ tác động vào;
(4) Phát triển sự phản biện dưới góc độ chuyên môn cũng như dưới con mắt một người nước ngoài trong bối cảnh kinh nghiệm giao lưu văn hoá và hợp tác mà workshop này hướng đến;
(5) Biết cách xác định được tiềm năng của của khu vực nghiên cứu với lịch sử vùng đất, các giá trị biểu tượng và những thuộc tính dân cư; tiềm năng kiến trúc của đồ án đề xuất so với nhu cầu và nguyện vọng người dân để lập nên một chiến lược phát triển thích hợp;
(6) Tạo kỹ năng và phương pháp làm việc mang tính quốc tế giúp SV tự tin hơn khi tiếp xúc, làm việc hay tham gia các công việc với người nước ngoài hay trên các vấn đề ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
 
THỜI GIAN: SV làm việc với GV vào các buổi chiều thứ hai và sáng thứ năm hàng tuần từ tuần 12 đến tuần 16 (từ ngày 19/10/2015 đến ngày 28/11/2015 – tương ứng với thời gian diễn ra môn học Đồ án kiến trúc dân dụng 6), thể hiện và giởi thiệu kết quả cuối cùng vào tuần 20 (21-26/12) (tương ứng với tuần thể hiện Đồ án kiến trúc dân dụng 6)
 
ĐỊA ĐIỂM: Trường Đại học xây dựng (Hà Nội, Việt Nam)
 
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: André Casault – Đại học Laval, Nguyễn Lan Phương, Nguyễn Mạnh Trí (các GV – cựu SV Đại học Laval) cùng các GV khác trong Bộ môn dân dựng, khoa Kiến trúc – Quy hoạch, Đại học Xây dựng
 
NGÔN NGỮ SỬ DỤNG: tiếng Anh, tiếng Pháp
 
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
(1) Ưu tiên cho các SV năm thứ 3 thuộc khoa Kiến trúc – Quy hoạch (58KD, 58QH) có trình độ hiểu-nghe-viết tiếng Anh/Pháp tốt
(2) SV các năm khác thuộc khoa Kiến trúc – Quy hoạch (có trình độ hiểu-nghe-viết tiếng Anh/Pháp tốt) nếu muốn tham gia phải kèm thêm một giấy cam kết thu xếp thời gian biểu riêng của mình để tham gia đầy đủ các buổi workshop
 
QUYỀN LỢI KHI THAM GIA:
(1) SV sẽ được cấp giấy đồng chứng nhận tham gia workshop bởi 2 giữa Trường Đại học Laval và Trường Đại học Xây dựng
(2) SV năm thứ 3 sẽ được quy đổi môn học Đồ án kiến trúc dân dụng 6 trong thời gian tham gia workshop và điểm kết quả của workshop sẽ thay thế cho điểm môn học này
(3) SV các năm khác sẽ được sử dụng điểm kết quả của workshop để thay thế cho điểm một (số) môn học (có tổng tín chỉ tương đương số tín chỉ của môn học Đồ án kiến trúc dân dụng 6) do Bộ môn Kiến trúc dân dụng phụ trách.
 
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ:
Tất cả các SV phải nộp:
(1) CV / Portfolio bản thân (chú ý các thông tin về trình độ ngoại ngữ và cách thức, địa chỉ liên hệ)
(2) Thư mô tả động cơ và mục đích tham gia workshop
Đối với SV không phải năm thứ 3 phải bổ sung thêm:
(3) Giấy cam kết tham gia đầy đủ các buổi workshop
 
CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ:
SV có thể nộp hồ sơ đăng ký theo 1 trong 2 hình thức sau:
(1) Bản in – nộp về Văn phòng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, P402 nhà A1, trường Đại học Xây dựng
(2) Bản điện tử – gửi vào địa chỉ archtmtung@yahoo.com
 
THỜI HẠN CUỐI NỘP HỐ SƠ: 15/10/2015
 
Tuỳ theo số lượng và chất lượng hồ sơ đăng ký để Bộ môn quyết định số lượng SV tham gia cuối cùng (dự kiến sẽ có khoảng 15 SV được lựa chọn), các SV được lựa chọn này sẽ được Bộ môn liên hệ trực tiếp qua điện thoại hoặc email đã đăng ký
 
Để biết thêm các thông tin liên quan đến workshop, xin liên hệ thầy Trần Minh Tùng – 0933.264.426 –archtmtung@yahoo.com




Các đối tác

Kết nối