Home Góc sinh viên Các công trình thực tế
NHÀ GA TÀU ĐIỆN NGẦM WORLD TRADE CENTER
By Bộ môn Kiến trúc dân dụng - 2/5/2016


Nhà ga điện ngầm WTC (World Trade Center Transportation Hub) vừa được đưa vào hoạt động đầu tháng 3/2016 giúp kết nối tuyến đường sắt PATH tới bang New Jersey với 13 tuyến tàu điện ngầm trong nội thành New York. Từ đó, tạo ra các lộ trình giúp phục vụ khách thăm quan khu phức hợp tái thiết kế World Trade Center cũ, trong đó, bao gồm 4 tòa nhà và khu tưởng niệm WTC. Vị trí xây dựng nhà ga hay khu phức hợp này cũng từng là nơi tọa lạc tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) trước vụ khủng bố 11/9/2001 ở thành phố New York, Mỹ. 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-23

 

Nhà ga điện ngầm WTC  nổi bật như một chiếc đèn lồng vào ban đêm.

 

 

Nhà ga điện ngầm WTC có chi phí xây dựng tốn kém nhất thế giới trị giá 3.8 tỷ USD mang dáng dấp của một chú chim bồ câu đang sải rộng cánh – biểu tượng cho hòa bình do công ty Santiago Calatrava của liên doanh Tây Ban Nha và Thụy Sĩ thiết kế. Với khả năng chuyển vận 250.000 lượt khách hàng ngày, nhà ga WTC sẽ là một trong những công trình tối tân nhất thế giới hiện nay.

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-2

 

Tòa nhà màu trắng nổi bật với hình dáng gần hoàn thiện.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-15

 

Nhà ga điện ngầm WTC có chi phí xây dựng tốn kém nhất thế giới trị giá 3.8 tỷ USD.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-1

 

Khu vực đại sảnh bên dưới mái vòm

 

 

Các đường cong, cấu trúc elip của mái vòm hay được gọi là Oculus kéo dài khoảng 350 feet, tại điểm rộng nhất là 115 feet và đạt đến độ cao 96 feet tính đến lớp đỉnh. Phần sườn kết cấu thép hình thành các Oculus mở rộng lên phía trên giống như đôi cánh đang sải rộng ra, tạo thành một cặp vòm làm tăng chiều cao tối đa 168 feet. Nhờ cách thiết kế mới, ánh sáng thiên nhiên được chiếu xuống độ sâu 60 feet so với mặt đường.

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-3

 

Các đường cong, cấu trúc elip của mái vòm hay được gọi là Oculus kéo dài khoảng 350 feet.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-16

 

Phần sườn kết cấu thép hình thành các Oculus mở ra,
dang rộng lên phía trên giống như một đôi cánh đang sải rộng.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-17

 

 Giữa các phần sườn, việc lắp đặt hệ kính cường lực vững chắc cho phép ánh sáng tự nhiên được bố trí khắp nơi.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-18

 

 Ánh sáng tự nhiên được Oculus mở ra mang một phần bầu trời New York vào bên trong Nhà ga.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-14

 

Một góc kết cấu đôi cánh sải rộng hướng mở lên trên - một biểu tượng của hòa bình.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-8


Công trình được bắt đầu khởi công năm 2003 và dự kiến hoàn thành năm 2009 sau khi bỏ ra khoảng chi phí 2.2 tỷ USD, nhưng do nhiều nguyên nhân nên đến tận đầu tháng 3 vừa qua mới hoàn thiện.

 

 

Mặc dù mang ý tưởng của nhiều mô típ truyền thống (như họa tiết mái vòm La Mã Phương Đông, đôi cánh chê-ru trên Hòm Giao Ước, đôi cánh trên chiếc bình Canopic Ai Cập), tuy nhiên, dáng dấp công trình ý nghĩa này có thể được tóm tắt theo Kiến trúc sư Calatrava: hình ảnh của một chú chim tung cánh từ đôi bàn tay của một đứa trẻ.

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-22

 

Phát họa ý tưởng Công trình

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-21

 

Biểu tượng hòa bình: hình ảnh của một chú chim tung cánh từ đôi bàn tay của một đứa trẻ.

 

 

Lối vào nhà ga điện ngầm thông qua hai cửa chính nằm ở phía đông và phía tây. Các lối vào hướng đến cầu thang bộ đối xứng với thang máy hình trụ. Từ cấp độ này, hành khách xuống khoảng 22 feet đến Upper Concourse, nơi không gian hình elip mở ra với kích thước đầy đủ nhất. Tại đây, bạn có thể đến các đường tàu điện ngầm MTA 1, R và E, đường đến tòa tháp 2, 3 và 4, cũng như các phòng trưng bày.

 

Kết cấu nghệ thuật của nhà ga được thực hiện thông qua sự lặp lại điều tiết của phần sườn kết cấu thép thống nhất các chi tiết phức tạp khác, cung cấp không gian sang trọng và rộng lớn cho bên trong tòa nhà và lối đi bộ. Giữa các phần sườn, việc lắp đặt hệ kính cường lực vững chắc cho phép ánh sáng tự nhiên được bố trí khắp nơi, đây được xem là biểu tượng mạnh mẽ của niềm hy vọng và sức sống. Kiến trúc sư Calatrava đã chia sẻ về ánh sáng như một “yếu tố cấu trúc” trong nhà ga WTC, Ông còn nói rằng tòa nhà được hỗ trợ tối đa bởi các "cột ánh sáng". Vào ban đêm, Oculus chiếu sáng phục vụ như một chiếc đèn lồng nổi bật trong khu WTC. Vào ngày 11 tháng 9 hàng năm, cũng như thời tiết ôn đới mùa xuân và mùa hè, ánh sáng tự nhiên được Oculus mở ra mang một phần bầu trời New York vào bên trong nhà ga, gợi lên khung cảnh tòa nhà Pantheon ở Rome.

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-6

 

Lối vào nhà ga điện ngầm thông qua hai cửa chính nằm ở phía đông và phía tây.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-5


Kết cấu nghệ thuật của nhà ga được thực hiện thông qua sự lặp lại điều tiết
của phần sườn kết cấu thép thống nhất các chi tiết phức tạp khác.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-19


Ánh sáng cũng là một “yếu tố cấu trúc” trong nhà ga điện ngầm WTC.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-4

 

Không gian thoáng rộng cùng gam màu trắng sáng phủ khắp tòa nhà.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-7

 

Hệ thống đèn led lắp dọc theo các khung sườn bổ sung ánh sáng vào ban đêm.

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-13

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-12

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-11

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-10

 

 Tòa nhà được hỗ trợ tối đa bởi các "cột ánh sáng".

 

 

nha-ga-tau-dien-ngam-wtc-9

 

Ánh sáng tự nhiên được xem là biểu tượng mạnh mẽ của niềm hy vọng và sức sống. 

 

 

Nhà ga tàu điện ngầm WTC thuộc khu vực WTC được đưa vào hoạt động là một dấu hiệu nữa cho thấy sự chuyển mình của khu Hạ Manhattan sau sự kiện 11/9 cách đây 15 năm.

Theo designs.vn



Các đối tác

Kết nối