Home Góc sinh viên Các công trình thực tế
Cung văn hóa thiếu nhi Đà Nẵng | Jina Architect
By Bộ môn Kiến trúc dân dụng - 5/4/2017

Với ý tưởng ”TANGRAM” – một dạng hình học có tính thông nhất cao và đa dạng gồm bảy loại tấm phẳng được sắp xếp hợp lý tạo nên một không gian vừa sủ dụng hợp lí vừa tạo mội sự khác biệt trong thiết kế công trình. 

Thông tin công trình

  • Tên công trình: Cung văn hóa thiếu nhi Đà Nẵng;
  • Địa điểm xây dựng: phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng;
  • Thể loại: Công trình công cộng;
  • Diện tích khu đất: 33.335 m2;
  • Đơn vị tư vấn thiết kế ý tưởng: Jina Architect;
  • Đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật thi công: Viện quy hoạch xây dựng Đà Nẵng;
  • Chủ đầu tư: Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng;
  • Năm hoàn thành: 2016.

Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi Đà Nẵng được xây dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu và định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng trong tương lai.

Ý tưởng thiết kế

Ý tưởng thiết kế chính là: Sắp xếp những hình học cơ bản thành những bức tranh động vật trừu tượng. Với ý tưởng ”TANGRAM” một dạng hình học có tính thông nhất cao và đa dạng gồm bảy loại tấm phẳng được sắp xếp hợp lý tạo nên một không gian vừa sử dụng hợp lí vừa tạo mội sự khác biệt trong thiết kế công trình.

Ý tưởng công trình xuất phát từ TANGRAM
Thiết kế mặt đứng được tạo ra bằng việc sắp xếp các khối hình học cơ bản thành hình động vật ngộ nghĩnh
Phối cảnh 3D công trình
Hình ảnh thực tế công trình sau khi hoàn thành vào năm 2016
Dãy hành lang và cầu thang bên trong công trình
Sân chơi chung bên trong Cung văn hóa
Mặt đứng sống động với các thiết kế tạo hình từ Tangram

Các phòng chức năng tại mỗi tầng được bố trí xung quanh cầu thang bộ và hành lang, đảm bảo dây chuyền khép kín, nhanh chóng, mang tính thống nhất cao, phù hợp với công năng và đáp ứng yêu cầu đặt ra. Hình thức biểu tượng này, khi được mô tả trên không gian 3 chiều đã mang lại những lợi thế tích cực cho công trình.

Tầng 1: lối vào chính, cửa hàng, khu quản lý hành chính, phòng gửi đồ, thư viện, sân chơi thể chất và sân chơi cổ tích, khu vực vui chơi giải trí, phòng đa chức năng, phòng thể dục thể thao, phòng đọc sách, phòng kỹ thuật, sân cầu lông, sân bóng bàn, tập võ, phòng học, sân chơi và khu vực tổ chức sự kiện, khu vệ sinh và hành lang cầu thang.

Cầu thang bộ bố trí ngay lối vào chính và là nơi dễ tiếp cận của công trình. Ngoài ra còn có 5 cầu thang bộ bố trí quanh công trình để đảm bảo giao thông và thoát người khi có sự cố.

Tầng 2: văn phòng, phòng triển lãm lịch sử, phòng triển lãm khoa học, phòng học, phòng học tiếng anh, hội trường, phòng công nghệ thông tin khu vệ sinh và hành lang, ban công, cầu thang.

Mặt đứng công trình được thiết kế theo hình thức hiện đại, thống nhất với mặt bằng, sử dụng các ”TANGRAM” được sắp xếp theo hình tượng thú vật xoay quanh công trình tạo cho trẻ em sự tò mò khám phá và nâng cao trí tượng tượng phong phú đồng thời tăng cường hiệu quả thẩm mỹ cho công trình, đồng nhất trong hình thức mặt đứng, tạo ra một tổng thể công trình chung thống nhất với nhau..

Vật liệu phù hợp với tính chất địa phương

Với khí hậu đặc thù của khu vực miền Trung là nắng nóng và mưa nhiều, tường bao che chủ yếu sử dụng các mảng đặc aluminium kết hợp với kính màu bao bọc lấy công trình.

Công trình mang hình tượng rất đặc trưng, khẳng định được vị thế riêng nhưng vẫn hài hòa với cảnh quan kiến trúc chung quanh.

Khuôn viên bên ngoài được bố trí cảnh quan lồng ghép, ôm lấy công trình tạo ra các không gian mở phục vụ vui chơi, học tập ngoài trời thật sinh động.

Vật liệu chủ đạo sử dụng trong công trình là những vật liệu có hàm lượng cac-bon thấp như: alum. kính, đá, bê tông, …sẽ mang lại tuổi thọ cho công trình, thẩm mỹ và sự thân thiện môi trường.

Toàn bộ tường trong và ngoài sử dụng sơn và bột trét. Phần ngoài công trình dùng sơn chống thấm với màu sắc nhẹ hài hòa cảnh quan xung quanh, kết hợp bồn hoa ốp đá trang trí… cửa dùng hệ cửa vách kính cường lực 10mm, khung nhôm cao cấp. 


 Theo Kienviet.net



Các đối tác

Kết nối