Home Góc sinh viên Các đồ án xuất sắc
Đồ án sinh viên tiêu biểu: Làng dệt lanh Tả Phìn
By Bộ môn Kiến trúc dân dụng - 1/10/2023

Làng dệt lanh Tả Phìn mới hình thành dựa trên bản sắc văn hóa bản địa, chính là “Trạm kết nối bền vững” giữa người dân địa phương, đặc biệt là nơi kết nối những người phụ nữ dân tộc với sự phát triển của xã hội ngày nay và trong tương lai. Đây cũng là đồ án đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Thiết kế kiến trúc dành cho sinh viên ARCASIA 2023.

Thông tin đồ án: 

• Tên đồ án: Làng dệt lanh Tả Phìn

• Thực hiện: Danh Minh An và Trần Văn Huy

• Trường: ĐH Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh

• Giải thưởng: Giải Nhất cuộc thi Thiết kế kiến trúc dành cho sinh viên ARCASIA 2023 

VỊ TRÍ KHU ĐẤT

Làng Tả Phìn tọa lạc ở thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam, có tổng diện tích 27.08km2 và dân số 3,198 người vào năm 2017. Với lượng người dân tộc chủ yếu là H'mông và Dao, và một nhóm nhỏ Kinh, Tày,..., vùng đất này đặc biệt không chỉ bởi sự đa dạng trong bản sắc văn hóa mà còn có nhiều cảnh sắc thiên nhiên thu hút nhiều khách du lịch. 

kienviet-do-an-sinh-vien-tieu-bieu-lang-det-lanh-ta-phin (14).jpgVị trí khu đất

Ý TƯỞNG KHÁI QUÁT

Phát xuất từ thực trạng kinh tế vùng miền liên quan trực tiếp với giá trị của người phụ nữ trong văn hóa truyền thống, cụ thể là vùng cao. Từ câu chuyện, tiềm năng đã có và chưa bộc lộ ra ngoài của họ, đã tạo nên vẻ đẹp trong mọi khía cạnh cuộc sống trên nền bản làng mộc mạc. 

kienviet-do-an-sinh-vien-tieu-bieu-lang-det-lanh-ta-phin (12).jpgÝ tưởng thiết kế lấy từ những người phụ nữ vùng cao

Nghề dệt lanh làm thổ cẩm ở xã Tả Phìn gắn liền với bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của người phụ nữ dân tộc H’mông, phát triển nghề dệt mang lại nguồn thu nhập ổn định, giá trị và tiếng nói cho người phụ nữ dân tộc, giải quyết các vấn đề bất lợi xã hội, định kiến giới, hủ tục lạc hậu đối với người phụ nữ còn tồn đọng trong xã hội ngày nay. Do đó nhóm định hướng xây dựng một làng dệt thổ cẩm mới có tính đặc thù và quy mô vừa làm sản xuất, vừa khai thác du lịch một cách bền vững dựa trên những nền tảng đơn sơ về chất liệu trong nghề dệt, từ bối cảnh, vật liệu cho tới quy trình sản xuất.

kienviet-do-an-sinh-vien-tieu-bieu-lang-det-lanh-ta-phin (13).jpgĐịnh hướng thiết kế thu hút du lịch cộng đồng
scene.jpg

Bối cảnh thu hút du lịch cộng đồng của làng dệt lanh Tả Phìn

THIẾT KẾ - THỰC THI

Làng dệt thổ cẩm mới sẽ là “Một trung tâm”, nối kết các hoạt động đan dệt thổ cẩm đang hình thành nhỏ lẻ theo các cụm thôn bản, truyền tải rõ quy trình dệt thổ cẩm thủ công, và tạo nên một không gian sản xuất mới nhưng vẫn mang những đặc trưng bản địa trong nét văn hóa của người H’mông. Từ đó vừa thu hút du lịch, vừa gìn giữ bảo tồn yếu tố văn hóa truyền thống vừa phát triển mang lại giá trị lợi ích bền vững và cơ hội mới trong tương lai cho cộng đồng đặc biệt là nhóm chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở địa phương.

5.jpg
image13
Làng dệt thổ cẩm mới sẽ là “Một trung tâm”, nối kết các hoạt động đan dệt thổ cẩm đang hình thành nhỏ lẻ theo các cụm thôn bản

Làng dệt được tái thiết từ 3 cụm thôn bản dệt vải hiện hữu thành 3 cụm lưu trú và 1 khu đan dệt thổ cẩm chính đặt ở vị trí trung tâm. Tập hợp hoạt động đan dệt sản xuất thổ cẩm về khu trung tâm, có cảnh quan đặc trưng, có tầm nhìn từ 3 cụm lưu trú, tạo nên tính biểu tượng và thu hút du lịch chính của khu vực. Việc khách du lịch ở cùng dân sẽ tạo ra nét văn hóa du lịch thú vị, kích hoạt các hoạt động dịch vụ mang tới nguồn thu nhập và các tiềm năng phát triển khác cho từng cụm thôn bản hiện hữu.

kienviet-do-an-sinh-vien-tieu-bieu-lang-det-lanh-ta-phin (16).jpgBối cảnh của làng dệt may được tái thiết từ 3 cụm thôn bản dệt vải
kienviet-do-an-sinh-vien-tieu-bieu-lang-det-lanh-ta-phin (9).jpgKhu dệt vải còn là nơi giao lưu buôn bán, chia sẻ học nghề và các hoạt động văn hóa bản địa khác

Khu dệt vải còn là nơi giao lưu buôn bán, chia sẻ học nghề và các hoạt động văn hóa bản địa khác. Hành trình trải nghiệm sẽ đi qua từng không gian cảnh quan và kiến trúc được thiết kế sắp đặt dựa trên thứ tự công đoạn làm ra 1 tấm vải thổ cẩm. Cây lanh, sợi lanh, vải lanh thô, vải nhuộm, vẽ sáp ong, họa tiết, trang phục và hình ảnh người phụ nữ là những chất liệu thiết kế đầy cảm xúc, tận dụng để gợi tả hết câu chuyện của nghề đan dệt thổ cẩm vào trong từng không gian.

kienviet-do-an-sinh-vien-tieu-bieu-lang-det-lanh-ta-phin (17).jpgMô hình tách lớp dây chuyền sản xuất vải lanh

Hình ảnh nên thơ nơi sản xuất vải lanh của làng Tả Phìn

 

Theo: Nguyễn Vũ Hà - Kienviet.net





Các đối tác

Kết nối