Home Tin tức Kiến trúc xây dựng
Nghệ thuật hay Kiến trúc? 13 công trình làm xóa nhòa ranh giới

By Bộ môn Kiến trúc dân dụng - 19/6/2017

Kiến ​​trúc có là một hình thức nghệ thuật hay không vẫn là một chủ đề thường gây tranh cãi trong các cuộc trò chuyện trong thế giới kiến ​​trúc. Nếu người ta đi theo định nghĩa chung của từ “nghệ thuật”, kiến ​​trúc có thể phù hợp với thuật ngữ đó: “Biểu hiện hoặc ứng dụng kỹ năng và trí tưởng tượng sáng tạo của con người, điển hình dưới hình thức trực quan như vẽ tranh hoặc điêu khắc, sản xuất các tác phẩm được đánh giá cao chủ yếu vì vẻ đẹp của chúng hoặc sức mạnh cảm xúc”.

Bất kỳ ai tham gia vào ngành kiến ​​trúc đều biết rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau của từ “kiến trúc”. Vì vậy cho dù mục đích chính của nó là để đạt được vẻ đẹp hay sắp xếp không gian rõ ràng vẫn là vấn đề để thảo luận.

Nếu hỏi Jay A. Pritzker, người sáng lập giải thưởng Pritzker Prize, ông sẽ nói rằng “kiến trúc vượt quá nhu cầu đơn giản về nơi trú ẩn và an ninh bằng cách trở thành một biểu hiện nghệ thuật”. Hỏi Jones Jones của The Guardian và ông có thể cho bạn biết rằng “kiến trúc là nghệ thuật mà tất cả chúng ta đều gặp phải thường xuyên nhất, gần gũi nhất, nhưng nó cũng là chức năng và rất cần thiết cho cuộc sống. Thật khó để có thể biết được nghệ thuật bắt đầu từ đâu trong một công trình.”

Nhưng sự mơ hồ này là một phần làm cho lĩnh vực kiến ​​trúc đầy thách thức và thú vị. Để bàn về khía cạnh phức tạp của Kiến trúc, dưới đây chúng tôi đã thu thập được một số tác phẩm có thể được xem là nghệ thuật hoặc kiến ​​trúc hoặc cả hai, tùy thuộc vào cách nhìn nhận của bạn

  1. Your Rainbow Panorama/ Studio Olafur Eliasson

Được xây dựng trên đỉnh của bảo tàng nghệ thuật AroS ở Aarhus, Đan Mạch, không gian phục vụ tái hiện toàn cảnh cầu vồng được coi như biểu tượng của công trình.

  1. Đài kỷ niệm Steilneset / Peter Zumthor và Louise Bourgeois

Đài tưởng niệm những nạn nhân của các cuộc thử nghiệm phù thủy thế kỷ 17  ở Vardø, Na Uy, giống như một chiếc kén tơ bị treo lơ lửng trên đường bờ biển trong khung cảnh núi đá kỳ diệu.

  1. Bảo tàng trượt băng Winnipeg / Patkau Architects

Nằm ở Winnipeg, Canada, các cấu trúc ván ép mềm dẻo tập hợp cùng nhau thành cụm trước những tác động của gió và mặt trời.

  1. Supertrees / Grant Associates

Cao từ 25 đến 50m, những khu vườn thẳng đứng này bừng sáng lên trong bóng tối với nhiều màu sắc.

  1. Cầu Cirkelbroen / Studio Olafur Eliasson

Để tôn vinh những con tàu thuyền đậu trong cảng Copenhagen trong suốt lịch sử của nó, Cirkelbroen là một cây cầu dành cho người đi bộ được thiết kế để khuyến khích tương tác công cộng.

  1. Pavilion Serpentine / SelgasCano

Được xây dựng bằng chất dẻo màu sáng bao quanh khung thép đơn giản, gian hàng này đã tái hiện hàng loạt không gian tồn tại trong lòng đất ngầm London.

  1. The Cloud / Sou Fujimoto

Công trình The Cloud / Sou Fujimoto

Pavilion của Fujimoto là hệ  lưới thép ba chiều mà người dùng có thể đi bộ ở dưới và xung quanh.

  1. SpaceBuster / Raumlabor

Chuyển đổi hình thức không gian công cộng hiện tại, Raumlabor cho đặt các hệ vỏ được bơm hơi để thu hút sự chú ý.

  1. Nhà nguyện trường Bruder Klaus / Peter Zumthor

Quá trình xây dựng Nhà thờ Bruder Klaus Field Chapel hầu như được xem như là một hoạt động nghệ thuật tự thân: bắt đầu bằng một cấu trúc bằng gỗ được che giấu trong bê tông, được đốt đi xuyên qua mái nhà để lại một cái hốc cháy.

  1. Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật / Safdie Architects

Được tạo ra từ 10 cánh hoa khổng lồ gặp nhau tại một mắt xích, Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật Singapore giống như một lily trắng khổng lồ xuất hiện trên Vịnh Marina.

  1. Blur Building / Diller Scofidio + Renfro

Một công trình được tạo ra từ đám mây sương mù nhân tạo, Blur Building được xác định bởi hướng gió, che khuất và tiết lộ những góc nhìn về hoạt động của con người.

  1. Cloud Arch / Junya Ishigami

Được xây dựng năm 2017, vòm thép cao 75 mét được đề xuất đặt ở phía trước của Tòa thị chính Sydney, với hy vọng tạo ra một biểu tượng của Sydney bên cạnh  Nhà Hát Lớn.

  1. The Colour Inside / James Turrell Skyspace and Overland Partners


Nằm trong một tòa nhà nhỏ gọn, bầu trời được nhìn xuyên qua một “con mắt” trên trần nhà, được thắp sáng với nhiều màu sắc biến đổi theo bầu trời.

Nguồn: Archdaily





Các đối tác

Kết nối