Đồ án sinh viên tiêu biểu: Không gian trải nghiệm di sản đương đại gốm Mang Thít
By Bộ môn Kiến trúc dân dụng - 23/5/2023
Làng gạch nung Mang Thít – Vĩnh Long vốn được xem là một di sản đương đại từ sự giao thoa văn hóa – kỹ nghệ giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa hiện lên như một khối di sản kiến trúc cùng nghề truyền thống rất đặc sắc. Tuy nhiên thực tại tàn khốc đã làm nó mất đi sự vận hành vốn có, đứng trước nguy cơ bị phá hủy, làng gạch nung lại trở thành nguồn cảm hứng cho đồ án sinh viên đạt giải Nhì Giải thưởng Loa Thành 2022.
Thông tin Đồ án:
PHÂN TÍCH KHU ĐẤT
Tỉnh Vĩnh Long không chỉ nổi tiếng bởi những miệt vườn trái cây trĩu quả đặc trưng của miền Tây sông nước, những loại hình du lịch sinh thái độc đáo, thú vị, mà còn nổi tiếng với “Vương quốc Đỏ” – lò gạch Mang Thít. Theo đó, “Vương quốc Đỏ” là danh xưng mà dân gian dành cho mảnh đất Vĩnh Long với những làng nghề gạch, làng nghề gốm thủ công truyền thống lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long.
Lò gạch Mang Thít trải dài hơn 30km thuộc thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và Mang Thít, nằm bên những dòng sông Cổ Chiên thơ mộng, mang một sắc đỏ vô cùng ấn tượng giữa vùng sông nước đặc trưng của các tỉnh miền Tây.
Phân tích vị trí khu đất.
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Ô nhiễm môi trường: Các lò gạch bỏ hoang dọc sông Cổ Chiên hay kênh Thầy Cai, Bà Nữ biến Mang Thít mất đi sự vận hành vốn có và trở thành một vùng tàn tích.
- Các cơ sở sản xuất gạch bị bỏ hoang: Vị trí lựa chọn cho đồ án nằm ở giữa làng, nơi tập trung nhiều lò gạch bị bỏ hoang, cũng mang vị trí trung tâm gắn kết toàn bộ ngôi làng.
- Hệ sinh thái: Nguồn tài nguyên dồi dào từ hệ thống bồi đắp phù sa sông Mê Kông, nơi đây được ban tặng hệ sinh thái phong phú, thích hợp phát triển nông nghiệp.
Đặt vấn đề cho vị trí khu đất
Ý TƯỞNG TÁC ĐỘNG
- Hiện trạng: Mặt đứng từ phía Rạch Thầy Cai bị ngăn cách bởi những bức tường liền kề của nhà xưởng cũ tạo nên cảm giác ngột ngạt.
- Phân khu chức năng: Dựa vào hình thái lò gạch hiện trạng ta áp dụng phân ra những khu chức năng phù hợp.
- Nâng khối: Độ cao công trình được cân nhắc để không vượt quá chiều cao của lò gạch cũ.
- Địa hình nhân tạo – kết nối: Không gian triển làm và khu trải nghiệm lưu trú được hoạt động một cách độc lập. Song chúng được kết nối với một không gian công cộng nằm ở trung tâm khu đất.
- Giao thông: Hướng tiếp cận chính cho du khách giờ đây là Rạch Thầy Cai chứ không còn là đường ĐT907.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG MỚI
Kè sinh thái
Sử dụng giàn gỗ (gỗ tràm và các phế liệu thì khu vực xung quanh) không những giúp định hình hiện trạng mà còn cho phép sự phát triển của hệ sinh thái hiện trạng. Sau 3 năm, hệ sinh thái mới tự động phát triển.
Biện pháp thi công top – down
1. Lắp đặt tường chắn: Tường chắn ngầm, thường là tường vây bê tông, được lắp đặt trước khi bắt đầu đào.
2. Xây dựng công trình ngầm: Tấm mái được xây dựng, với các lỗ tiếp cận được cung cấp trong tấm để công việc tiến hành xuống dưới. Tấm mái không chỉ cung cấp sự hỗ trợ lớn trên toàn bộ quá trình đào, mà còn hoạt động như một rào cản tiếng ồn.
3. Hoàn thổ và phục hồi:
- Các bức tường bên được xây dựng lên, tiếp theo là việc loại bỏ các thanh chống trung gian. Các lỗ tiếp cận trên tấm mái sau đó được bịt kín.
- Sau khi hoàn thành kết cấu ngầm, đất được lấp lại đến mức cao nhất của tấm đệm trước khi dỡ bỏ. Tiếp theo là việc lấp lại hoàn toàn phần trên cùng của cấu trúc ngầm và cuối cùng là khôi phục bề mặt.
Ý tưởng tác động và biện pháp thi côngTổng quan mặt bằng công trìnhMặt bằng tầng 1Mặt bằng tầng 2
CHUYỂN ĐỔI CÔNG NĂNG LÒ GẠCH TRUYỀN THỐNG
Đánh giá
Tính bền vững sẵn có: Đặc điểm của những chiếc lò nung là lớp vỏ dày bền vững với khả năng giữ nhiệt tốt. Để chuyển đổi công năng cho con người dễ dàng sử dụng, ta cần tính toán chất lượng không gian bên trong bằng cách tận dụng những yếu tố có lợi và song song với nó là kiểm soát những yếu tố bất lợi.
Định hướng
Bảo tồn và phát huy: Định hưởng tác động nhỏ đến công trình nguyên bản nhưng mang lại hiệu quả lớn. Tận dụng và giữ lại tuyệt đổi những đặc điểm gốc rễ của đặc trưng làng nghề gạch nung Mang Thít để đưa ra những giải pháp kiến trúc đơn giản, thân thiện với cảnh quan xung quanh nhưng vẫn đạt hiệu mong muốn
Đồ án mang đến một dạng cải tạo mang tính modul điển hình trong tương lai có thể áp dụng cho tất cả các lò gạch truyền thống trong khu vực. Không những vậy còn đem đến một thông điểm lan tỏa lớn về bảo tồn và phát huy những di sản kiến trúc lâu đời tại Việt Nam.
Chuyển đổi sinh kế
Tận dụng và kế thừa: Mục đích chính của dự án là chuyển đổi công năng cho các lỗ gạch truyền thống thành một không gian trải nghiệm mới nhằm phát triển du lịch, thu hút cộng đồng, tạo cơ hội chuyển đổi sinh kế tốt hơn cho người dân địa phương ngay trên mảnh đất quê hương của mình bằng những di sản đời ông bà đã để lại cho họ,
Công nghệ xây dựng mới được áp dụng hướng bà con đến với việc sản xuất những vật liệu gạch khác phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Nội thất công trình: Chuyển đổi công năng lò gạch truyền thống
CẢI TẠO NỘI THẤT LÒ GẠCH NUNG
- Hiện trạng: Thiếu ánh sáng, chiều cao lớn, không gian bị hút không tạo cảm giác thoải mái.
- Thay đổi chiều cao: Thay đổi màu sơn và vật liệu. Sử dụng nội thất treo tạo cảm giác trần được hạ thấp.
- Tôn trọng không gian nguyên bản: Giới hạn khu vực tác động cải tạo ở vùng đáy lò.
- Cấy ghép kiến trúc mới: Vật liệu tương phản – thân thiện với môi trường. Theo lộ trình xóa bỏ gạch thủ công vì ô nhiễm môi trường, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ của người dân địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi, đầu tư làm mới dãy chuyển làm gạch không nung. Với nguyên liệu chính là xi măng, bột đá và cát.
- Thông gió và chiếu sáng tự nhiên:
- Kiến trúc cũ: Với tiêu chỉ tận dụng những yếu tố có lợi và kiểm soát những yếu tố bất lợi như đặc điểm thời tất nhiều gió mắt nhưng nắng nóng vào trưa của miền Tây ĐBSCL. Ta nhận thấy rằng đặc điểm của những chiếc lò nung là lớp vỏ dày bền vững với khả năng giữ nhiệt tốt. Để biến nó trở thành một không gian thích hợp trải nghiệm và sinh hoạt, ta áp dụng hiệu ứng ống khói trong thông gió và điều hoà không khí giúp nhiệt độ bên trong thông thoảng đối lưu.
Giải phóng mặt tiền là tiếp xúc với mặt nước kênh Thầy Cai bằng cách dỡ bỏ kiến trúc nhà xưởng một cách tối đa cũng khiến không gian trở nên thoáng mát dễ chịu hơn.
- Kiến trúc mới: Sử dụng mái tôn 2 lớp, giàn cây leo bố trí phía Tây giảm bức xạ mặt trời tạo thêm cảnh quan cho công trình.
Cải tạo nội thất lò gạch nung
Nguồn: Nguyễn Vũ Hà - Kienviet.net