65 NĂM - NHỮNG NGƯỜI THUYỀN TRƯỞNG DẪN DẮT BỘ MÔN
By Bộ môn Kiến trúc dân dụng - 1/11/2024
(Tổng hợp bởi
PGS.TS Trần Minh Tùng - Trưởng Bộ môn Kiến trúc dân dụng)
Để Bộ môn Kiến
trúc dân dụng có được một lịch sử đầy tự hào kể từ lúc hình thành, trải qua nhiều
thay đổi, rồi phát triển cho đến hôm nay, không thể không kể đến các Thầy đã đảm
nhận trách nhiệm Trưởng Bộ môn. Nếu xem lịch sử Bộ môn như hải trình của một
con tàu thì các Thầy Trưởng Bộ môn chính là những người thuyền trưởng đã dẫn dắt
con tàu đó đến những bến bờ khác nhau theo từng đổi thay của mỗi giai đoạn.
65 năm phát triển
của Bộ môn gắn với 12 người thuyền trưởng.
Người Trưởng Bộ
môn đầu tiên - Thầy Nguyễn Sanh Dạn (1914-2002), sau này trở thành Hiệu trưởng
đầu tiên của Trường Đại học Xây dựng.
Cuộc đời và sự
nghiệp của thầy được khắc họa qua bộ phim tài liệu “Thầy của chúng tôi -
NGND Nguyễn Sanh Dạn” (https://youtu.be/Zh2rS2gCvRU).
Người Trưởng Bộ
môn thứ hai - Thầy Hoàng Huy Thắng (1936-2006), sau này trở thành Trưởng Bộ môn
Kiến trúc Công nghiệp (hiện là Bộ môn Kiến trúc Công nghệ) - cùng với Bộ môn Kiến
trúc dân dụng là những Bộ môn đầu tiên hình thành nên Khoa Kiến trúc - Đô thị
(hiện là Khoa Kiến trúc và Quy hoạch) của Trường Đại học Xây dựng vào năm 1967.
Người Trưởng Bộ
môn thứ ba - Thầy Nguyễn Đăng Hương. Một điều đáng tiếc là sự thất lạc thông
tin về Thầy vì những người làm việc cùng thế hệ với Thầy phần lớn đã mất nên
thông tin về Thầy không còn được lưu giữ.
Người Trưởng Bộ
môn thứ tư - Thầy Nguyễn Nghi (1917-1988). Đây cũng là người đầu tiên đảm nhận
dẫn dắt Bộ môn dưới tên mới kể từ năm 1967 là Bộ môn Kiến trúc dân dụng.
Người Trưởng Bộ
môn thứ năm - Thầy Trương Tùng (1934). Sau khi đảm nhận chức vụ Trưởng Bộ môn,
Thầy còn đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng khác như Hiệu trưởng Trường Đại học
Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Cuộc đời và sự
nghiệp của thầy được khắc họa qua bộ phim tài liệu “PGS.TS Trương Tùng - Người
nặng lòng với những công trình” (https://www.youtube.com/watch?v=3pJJbtSyFXE).
Người Trưởng Bộ
môn thứ sáu - Thầy Đinh Ngọc Vịnh (1936-1995). Thầy chính là tác giả thiết kế
logo Trường Đại học Xây dựng Hà Nội mà biết bao thế hệ sinh viên, cựu sinh viên
luôn tự hào khi ngắm nhìn.
Người Trưởng Bộ
môn thứ bảy - Thầy Nguyễn Mạnh Thu (1945-2009). Thầy chính là tác giả thiết kế
Nhà học H2 của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội - một công trình quan trọng góp
phần tạo dựng hình ảnh với cầu thang chữ X nổi tiếng.
Người Trưởng Bộ
môn thứ tám - Thầy Trần Bút (1945). Sau một thời gian làm việc tại Bộ môn, thầy
đã chuyển công tác vào Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh.
Người Trưởng Bộ
môn thứ chín - Thầy Phạm Đình Việt (1946). Hiện thầy đã nghỉ hưu và vui thú điền
viên tuổi già với công việc vẽ tranh, sum vầy với con cháu, cũng như chia sẻ những
thành quả của các thế hệ tiếp nối lịch sử Bộ môn.
Người Trưởng Bộ
môn thứ chín - Thầy Doãn Minh Khôi (1954). Năm 2024 kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ
môn Kiến trúc dân dụng cũng là năm thầy tròn 70 tuổi.
Cuộc đời và sự
nghiệp của thầy được khắc họa qua các bài viết:
- Trò chuyện với
GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi “Kiến trúc là phép cộng của Nghệ thuật và Kỹ thuật” (http://www.tapchikientruc.com.vn/dien-dan/tro-chuyen-voi-gs-ts-kts-doan-minh-khoi-kien-truc-la-phep-cong-cua-nghe-thuat-va-ky-thuat.html)
- Người Hà Nội:
Kiến trúc sư tài hoa Doãn Minh Khôi (https://www.qdnd.vn/ky-niem-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do/nguoi-ha-noi-kien-truc-su-tai-hoa-doan-minh-khoi-797022)
Người Trưởng Bộ
môn thứ mười một - Thầy Doãn Thế Trung (1968). Thầy là tác giả của nhiều công
trình trong khuôn viên 55 Giải Phóng và Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Xây dựng
Hà Nội như Nhà học H3, Giảng đường HN1, Ký túc xá SV Cơ sở Hà Nam. Hiện thầy vẫn
đang đảm nhận công tác giảng dạy, thiết kế cũng như có nhiều hoạt động sôi nổi
trong giới chuyên môn.
Người Trưởng Bộ
môn thứ mười hai - Thầy Trần Minh Tùng (1977). Đây cũng là Trưởng Bộ môn Kiến
trúc dân dụng hiện tại, tiếp nối truyền thống để dẫn dắt Bộ môn bước qua tuổi
65.
Quan điểm của Thầy
về dạy và học Kiến trúc thể hiện qua bài viết “PGS.TS.KTS Trần Minh Tùng: Học
kiến trúc cần cả tư duy kỹ thuật và nghệ thuật” (https://giaoduc.net.vn/pgstskts-tran-minh-tung-hoc-kien-truc-can-ca-tu-duy-ky-thuat-va-nghe-thuat-post242380.gd)