Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Cao Hùng được xây dựng trên cơ sở của một
căn cứ quân sự cũ. Dự án tạo nên một phần của công viên rộng 47 ha mới
được xây dựng, bên cạnh Công viên Weiwuying Metropolitan hiện tại ở phía
đông thành phố.
Thông tin dự án
Chủ đầu tư: Trung tâm Nghệ thuật Wei-Wu-Ying trực thuộc Bộ Văn hóa
KTS thiết kế: Mecanoo architecten
Hợp tác cùng: Archasia Design Group
Kỹ sư kết cấu: Supertech
Kỹ sư cơ khí: Yuan Tai
Kỹ sư điện: Heng Kai
Nhà thầu xây dựng: Chien Kuo Construction
Cung cấp vỏ thép: Centraal Staal
Nhiếp ảnh gia: Iwaan Baan
* Ngoài ra còn nhiều nhà tư vấn thiết kế về các lĩnh vực như hệ thống rạp hát, âm thanh, chiếu sáng…
Tòa nhà Weiwuying sau công viên lân cận
có hệ mái rộng 34,843 mét vuông. Nó bao gồm bốn địa điểm biểu diễn trong
nhà: một nhà hát opera với sức chứa 2.236 người ở trung tâm, một phòng
hòa nhạc 1.981 chỗ ngồi, một nhà hát 1.210 chỗ và một hội trường 434 chỗ
ngồi được bố trí xung quanh.
Địa điểm biểu diễn cuối cùng là phần mái nhà cong chạm đất, tạo thành một sân khấu ngoài trời hấp dẫn.
Hệ thống mái uốn lượn phân bổ rõ quy mô
và sự sắp xếp công năng của bốn thính phòng bên trong. Nuno Gonçalves
Fontarra, đối tác liên kết của Mecanoo giải thích: “Chúng tôi muốn phát
triển một loại hình mới, có lợi với môi trường, khai thác được yếu tố
văn hóa và quy mô của mỗi chương trình biểu diễn. Hình thái công trình
là sự pha trộn của một khối đặc với các khu chức năng biểu diễn riêng
biệt, tạo thành những không gian lồi lõm, bắt mắt”.
Các khán phòng của trung tâm được tiếp
cận từ một tiền sảnh có mái che, có tên là Banyan Plaza (Khu trung tâm
Cây Đa), chạy khắp tòa nhà, bao quanh các khu chức năng. Đây được coi
như không gian công cộng để mọi người có thể gặp gỡ, tụ họp.
“Tất cả các không gian được kết nối bởi một quảng trường công cộng,
đây là ý đồ của chúng tôi đối với một công trình phức tạp như Trung tâm
nghệ thuật Cao Hùng”, Fontarra giải thích. Sự khác biệt ở đây là không
gian này được thống nhất bởi một ngôn ngữ thiết kế liên tục. Những
khoảng trống khiến nó trở thành một hang động nhân tạo – biểu tượng mang
tính tự nhiên nơi đô thị tấp nập, bon chen. Đồng thời, các nhà thiết kế
cũng ví dự án như một cây đa cổ thụ cung cấp bóng mát cho mọi người
Cây đa là điểm khởi đầu cho ý tưởng về
hình dạng tổng thể của tòa nhà. Francine Houben, đồng sáng lập và giám
đốc sáng tạo của Mecanoo cho biết: “Một trung tâm văn hóa có quy mô và
sức ảnh hưởng to lớn, vì thế Weiwuying đã lấy ý tưởng từ cây đa địa
phương, và biến tòa nhà thành một cây đa khổng lồ mang âm hưởng hiện
đại”. Chính vì thế, việc khán giả tới gặp gỡ và thưởng thức các chương
trình tại đây, giống với sinh hoạt dưới gốc đa – hình ảnh ăn đậm vào văn
hóa truyền thống phương Đông
Trên
quảng trường diễn ra các hoạt động đa chức năng, bao gồm nơi diễn tập
và tổ chức sự kiện, dịch vụ, nhà hàng và phòng trưng bày nghệ thuật. Các
khu vực kỹ thuật phục vụ các rạp chiếu phim được đặt phía dưới không
gian tiền sảnh.
Trong số bốn thính phòng, mỗi khu vực lại có bản sắc riêng, cách bố
trí, âm thanh và ánh sáng không hề giống nhau. Sảnh hòa nhạc lấy cảm
hứng thiết kế từ vườn nho, phòng biểu diễn thì ấm cúng, thân mật hơn,
trong khi nhà hát hình móng ngựa có quy mô lớn hơn nhiều
Màu
sắc nội thất cũng được đầu tư kỹ lưỡng: ghế trong phòng hòa nhạc và
phòng họp được lựa chọn màu rượu vang, nhà hát opera có ghế đỏ và chỗ
ngồi của một nhà hát khác mang màu xanh độc đáo.
Một số hình ảnh về công trình