Là một kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị và nhà giáo dục trong suốt 70 năm qua, Doshi đã góp phần trong việc định hình những bài giảng thiết kế và kiến trúc trên khắp Ấn Độ và xa hơn nữa. Trong khi làm việc dưới sự dẫn dắt của Ler Corbusier, Doshi đã can thiệp rất nhiều vào việc hiện thực hóa Chandigarh – thành phố Ấn Độ gần đây đã được công nhận là một di sản thế giới của UNESCO.
Tạp chí Kiến trúc (AD) Ấn Độ đã dành riêng chuyên đề kiến trúc tháng 7 – 8 /2018 cho những công trình của ông. Để kỷ niệm việc phát hành ấn phẩm mới nhất của tạp chí AD Ấn Độ, DB đã có cuộc phỏng vấn với BV Doshi, thảo luận về những công trình của ông, và những gì ông tin là vai trò của kiến trúc trong xã hội đương đại.
DB: Từ chuyên đề Kiến trúc trong ấn bản tháng 7 – 8 năm 2018 của AD Ấn Độ, kỷ niệm sự nghiệp của ông cho đến giờ, ông cảm thấy thế nào khi nhìn lại những công trình của mình?
B.V. Doshi (BVD): Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi hài lòng và cũng rất ngạc nhiên khi họ tỷ mỉ hơn tôi mong đợi. Liệu rằng chúng ta có thể hiểu hết khả năng, hành vi và tình trạng của ai đó chỉ bằng cách nhìn vào kết cấu, khổi lượng và vẻ ngoài của họ hay không? Vì vậy, tôi nghĩ rằng mình rất hài lòng với chuyên đề này, và tôi thực sự cảm ơn họ.
DB: Tại sao ông lại chọn bê tông là chủ đề cho trang bìa? Điều gì ở loại vật liệu này khiến ông cảm thấy hứng thú?
BVD: Bê tông dễ uốn và có thể đúc được. Nếu được thi công tốt, nó gần như có thể thay thế đá, nếu không có sai sót gì.
DB: Ông thấy sự nghiệp của mình phát triển như thế nào qua những thập kỷ? Cách tiếp cận của cá nhân ông với kiến trúc có thay đổi gì không?
BVD: Tôi bắt đầu làm việc với các vật liệu đơn giản dành cho người nghèo, nhưng bây giờ tôi thấy tôi đã đến một giai đoạn mà tôi nhận ra rằng có số lượng lớn người cần nhà ở, và đó chính là những gì tôi đã làm – cho họ quyền lợi.
DB: Ông nói rằng ông nợ Ler Corbusier một giải thưởng Priztker, đó là người ông coi là ‘guru’ của mình. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này không?
BVD: Trong truyền thống của Ấn Độ, nếu ai đó ảnh hưởng tới bạn và khiến bạn trở nên tinh tế hoặc giác ngộ hơn, thì bạn sẽ nghiễm nhiên gọi người đó là guru bởi vì đó là người đã hướng dẫn bạn bằng tinh thần và qua triết lí của ông ấy.
DB: Ông có cảm thấy việc đạt giải Pritzker mang lại sự quan tâm lớn hơn từ các kiến trúc sư và những sinh viên trẻ đến các dự án của ông không?
BVD: Vâng, tất nhiên rồi!
DB: Ông từng nói rằng các công trình là một phần mở rộng của cuộc sống, triết học và những ước mơ của mình. Ý ông là gì?
BVD: Khi bạn trẻ, bạn còn rất đơn giản và trong sáng với một vốn kiến thức hạn chế. Khi bạn lớn lên, cùng với những kinh nghiệm của bạn, kiến thức và sự hiểu biết của bạn dần mở rộng. Đó chính là những gì đã xảy ra với công việc của tôi. Vì vậy, tôi rất vui vì hôm nay tôi có thể vận dụng các yếu tố không gian, hình thức, kết cấu, tính chất… và cung cấp điều gì đó có ý nghĩa hơn cho tôi và cho người khác.
DB: Theo ông vai trò của kiến trúc trong xã hội ngày nay là gì?
BVD: Chừng nào còn những tác phẩm để lại dấu ấn trong xã hội, khi kiến trúc vẫn mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, kiến trúc cũng quan trọng như thức ăn, dịch vụ và chỗ ở. Trong kiến trúc, có sự hào nhoáng, vẻ đẹp và sự tiện nghi … cũng như công năng của nó.
DB: Thách thức lớn nhất đối với kiến trúc hiện nay là gì?
BVD: Liên tục thích nghi với với những thay đổi nhanh chóng trong một thế giới sôi động.
DB: Ông đánh giá hiện trạng kiến trúc ở Ấn Độ như thế nào? Ông có lạc quan về tương lai không?
BVD: Tôi không thể nói chính xác. Tuy nhiên mọi thứ đang thay đổi, thái độ của mọi người cũng đang thay đổi. Tôi hy vọng họ trở nên tinh tế hơn với cuộc sống, lối sống và thiết kế phù hợp.
Nguồn: DB | Biên dịch: MP/kienviet